Sự phát triển của công nghệ đã và đang tạo ra cơ hội tự thiết kế không gian sống nhiều hơn cho gia chủ, thay vì bị phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn. Giờ đây, khách hàng có thể chủ động tìm hiểu, tham khảo và lựa chọn những sắc màu đúng “gu” cho tổ ấm của mình. Thậm chí, chính bạn cũng có thể kết nối với những đơn vị liên quan để hiện thực hóa ý tưởng màu sắc do mình thiết kế ra.
Đặt mục tiêu mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thuận tiện và hiệu quả, Nippon Paint Việt Nam đã nghiên cứu các nhu cầu của người tiêu dùng và cho ra đời ứng dụng “Sơn Nippon”, giúp khách hàng an tâm trong quá trình sơn nhà. Với ứng dụng này, người dùng có thể dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm phù hợp, tham khảo màu sơn theo sở thích và mệnh gia chủ, lấy ý tưởng từ các kiến trúc đẹp để phối màu cho ngôi nhà, nắm rõ giải pháp thi công sơn và tìm kiếm đại lý uy tín.
Bên cạnh đó, Nippon Paint Việt Nam cũng bước đầu xây dựng và giới thiệu “Dịch vụ Thi công” đến người tiêu dùng trên ứng dụng “Sơn Nippon”. Đây là chương trình phối hợp giữa Nippon Paint Việt Nam đảm bảo về mặt kỹ thuật, an toàn, vệ sinh tiêu chuẩn cao; các đại lý cung cấp sản phẩm sơn Nippon chính hãng và đội ngũ nhà thầu thi công tận tâm, chuyên nghiệp.
![]() |
Phủ màu cho tổ ấm dễ dàng với ứng dụng “Sơn Nippon” |
Đặc quyền cho người dùng “Sơn Nippon”
Đại diện Nippon Paint chia sẻ, khách hàng sử dụng ứng dụng “Sơn Nippon” sẽ được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt. Một trong những lợi ích được người tiêu dùng đánh giá cao là tính năng kiểm tra tính chính hãng của sản phẩm. Chỉ cần mở ứng dụng và quét mã vạch, người dùng có thể biết được nguồn gốc của sản phẩm một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ứng dụng cũng cho phép khách hàng đăng ký bảo hành chính hãng để an tâm lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của Nippon Paint Việt Nam.
Đặc biệt, ứng dụng “Sơn Nippon” cũng là kênh giao tiếp cập nhật từ Nippon Paint Việt Nam đến người tiêu dùng những sản phẩm mới, có tính năng đột phá, ứng dụng công nghệ tiên tiến, góp phần kiến tạo không gian sống cho khách hàng và gia đình.
Theo Nippon Paint, ngày 20/10/2020, ứng dụng “Sơn Nippon” sẽ giới thiệu đến khách hàng sản phẩm sơn kháng virus và kháng khuẩn Nippon Paint VirusGuard. Sản phẩm này sẽ sớm được phân phối trong nước, góp phần kiến tạo không gian sống an toàn cho người Việt.
![]() |
Ứng dụng “Sơn Nippon” đã có mặt trên App Store (iOS) và Play Store (Android) |
Giải pháp toàn diện về sơn và chất phủ
Là thương hiệu khởi nguồn từ Nhật Bản với lịch sử 140 năm, Nippon Paint chú trọng ứng dụng công nghệ đột phá để cung cấp đến khách hàng giải pháp toàn diện về sơn và chất phủ.
Theo Nippon Paint Việt Nam, không chỉ dừng lại ở nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thương hiệu đã nỗ lực để làm tốt hơn ở cả khâu chăm sóc khách hàng. Năm 2020 đánh dấu một năm đầy thách thức khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ khiến các phương thức giao tiếp truyền thống bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó, Nippon Paint Việt Nam đã nhanh chóng thích ứng và hành động để công nghệ hóa việc kết nối với khách hàng qua hệ thống sinh thái ứng dụng.
Ứng dụng “Sơn Nippon” là mảnh ghép cuối cùng giúp Nippon Paint hoàn thiện hệ sinh thái chăm sóc khách hàng hiện có. Trong khi ứng dụng “Sơn Nippon” hướng đến người tiêu dùng có mong muốn làm đẹp tổ ấm của mình thì hai ứng dụng trước đó là “DiDiDi” dành cho nhà thầu thi công với nhiều chương trình hỗ trợ hấp dẫn và “My Nippon Paint” dành cho đại lý chính hãng của Nippon Paint Việt Nam với nhiều cải tiến về quy trình và hỗ trợ.
Đại diện Nippon Paint mong muốn, với hệ sinh thái ứng dụng được “đo ni đóng giày” cho từng nhóm đối tượng , Nippon Paint Việt Nam sẽ là người bạn đồng hành đắc lực với khách hàng và đối tác, khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ ngành sơn và chất phủ tại Việt Nam.
Nippon Paint được thành lập tại Tokyo bởi ông Moteki Jujiro vào năm 1881, đến nay đã trở thành nhà sản xuất sơn và chất phủ hàng đầu châu Á. Thúc đẩy thành công của sơn Nippon chính là cam kết mạnh mẽ của Nippon Paint trong việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ, giải pháp hàng đầu; đồng thời thực hiện trách nhiệm phát triển bền vững. Xem thêm thông tin tại: - iOS: https://apps.apple.com/vn/app/id1529486472 - Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.lubrytics.npvconsumerapp Website: https://nipponpaint.com.vn/vi Email: npvmarketing@nipponpaint.com.vn |
Ngọc Minh
" alt=""/>Ứng dụng Sơn Nippon giúp điểm tô ngôi nhà yêu thươngĐể không gian phòng khách không mất đi sự hài hoà, thống nhất trong thiết kế cũng như giải toả áp lực trên phương diện phong thuỷ học, gia chủ cần biết những cách hoá giải góc nhọn.
Tủ gỗ
Để lấp bằng góc nhọn trong phòng khách, gia chủ có thể sử dụng tủ gỗ. Trong trường hợp này, tủ gỗ cao hoặc thấp đều đạt được mục tiêu hoá giải góc nhọn xung xạ.
Cây cảnh
Ngoài tủ gỗ, gia chủ có thể đặt chậu cây cảnh cao và tán lá rậm rạp ở góc nhọn. Theo phong thuỷ học, đây là phương pháp làm giảm sự ảnh hưởng của góc nhọn trong không gian quan trọng như phòng khách.
![]() |
Đặt cây cảnh ở góc nhọn trong phòng khách để hoá sát. (Ảnh minh hoạ) |
Bể cá
Trong phong thuỷ, bể cá là một trong những cách thường được sử dụng để hoá sát. Đặt bể cá ở vị trí góc nhọn trong phòng khách có thể làm khí ở góc này xoay chuyển vào các vùng không gian trống. Phương án này vừa đạt mục đích thẩm mỹ vừa phù hợp nguyên lý phong thuỷ.
![]() |
Bể cá thường được sử dụng để hoá sát. (Ảnh minh hoạ) |
Tường gỗ, treo tranh
Để bịt kín hoàn toàn góc nhọn trong phòng khách, gia chủ có thể sử dụng tường gỗ, sau đó treo một bức tranh sơn thuỷ lên đó. Nên dùng tranh mặt trời mọc sau rặng núi để hoá sát bởi hình ảnh núi cao có thể trấn áp góc nhọn.
Bình hoa gỗ hình cung
Ngoài những cách trên, gia chủ có thể đào một lỗ rỗng ở chính giữa góc nhọn trên nền, đặt nhiều bình hoa gỗ hình vòng cung, chậu hoa tươi hoặc đồ vật nhỏ rồi dùng đèn chiếu sáng.
Trong thiết kế kiến trúc của ngôi nhà nói chung và phòng khách nói riêng, cột và dầm là hai yếu tố không thể thiếu trong việc chống đỡ. Tuy nhiên, nếu cột và dầm xuất hiện ở những vị trí tạo ra sự trở ngại về phong thuỷ, gia chủ cũng cần phải hoá giải.
Cột trong phòng khách chủ yếu được phân thành 2 loại: Cột tường và cột độc lập.
Cột tường
Cột nối liền với tường gọi là cột tường. Trong thiết kế kiến trúc hiện đại, cột tường được sử dụng khá phổ biến.
Trên cột đa số sẽ có dầm ngang. Một số gia đình thường đặt sofa ở giữa hai cột để lợi dụng không gian nhưng nếu vị trí người ngồi có dầm ngang ở trên sẽ giống như bị đè nén, sức sống bị áp chế.
![]() |
Cách trang trí cột tường vừa đạt thẩm mỹ vừa hợp phong thuỷ. (Ảnh minh hoạ) |
Nếu giữa hai cột đặt tủ trang trí như tủ sách hay tủ rượu, dù có dầm ngang đè xuống nhưng đối tượng bị áp chế ở đây là tủ chứ không phải người trong gia đình. Phương án này sẽ giúp cột và dầm liền thành một khối với các bộ phận khác của phòng khách.
Cột độc lập
So với cột tường, cột độc lập khó xử lý hơn rất nhiều. Cột độc lập xuất hiện trong phòng khách khiến cho tầm nhìn bị hạn chế, gây ra trở ngại cho các hoạt động trong không gian này.
Nếu cột độc lập cách tường không xa, gia chủ có thể dùng tấm gỗ hoặc tủ thấp nối liền cột đó với tường thành một khối. Tủ thấp giúp cho tầm nhìn thông suốt, không có cảm giác ngột ngạt, bức bối.
![]() |
Cột độc lập không cách xa tường, có thể thiết kế kệ trang trí để hợp khối cột với tường. (Ảnh minh hoạ) |
Trường hợp cột độc lập cách xa tường, cách hoá giải tối ưu là sử dụng chính cột đó làm trung tâm để bố trí.
Vị trí cột thành đường phân cách: Có thể dùng cột độc lập làm thành đường phân chia không gian như một bên trải thảm, bên kia lát gạch. Hoặc có thể dùng bậc tam cấp phân chia bên cao bên thấp.
Trang trí cột: Nếu không gian phòng khách rộng, gia chủ có thể ốp rãnh gỗ mỏng quanh cột. Nên đặt rãnh hoa từ phần giữa của cột, vừa phù hợp mỹ quan vừa không lộn xộn.
Cột độc lập xuất hiện đã che chắn một phần ánh sáng trong phòng khách, do vậy nên lắp thêm đèn trên thành cột để hỗ trợ chiếu sáng.
Là nơi “tụ khí sinh tài” cho ngôi nhà và để phòng khách không bị thất thoát vượng khí, gia chủ cần lưu ý một số trường hợp khi lắp cửa trong không gian này.
" alt=""/>Góc nhọn và cột dầm phòng khách 'làm khổ' gia chủ, hoá giải bằng cách nào?Thông tin với ICTnews, Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel - doanh nghiệp công nghệ đang đồng hành cùng Tòa án nhân dân tối cao trong tiến trình chuyển đổi số cho biết, phần mềm trợ lý ảo là 1 thành phần của hệ thống Tòa án điện tử của Tòa án nhân dân tối cao. Phần mềm này đóng vai trò như các thư ký riêng giúp thẩm phán tra cứu nhanh chóng văn bản, chỉ dẫn áp dụng pháp luật, các nội dung giải đáp tình huống pháp lý cụ thể, các án lệ và bản án, quyết định đã công bố với các tình tiết, nội dung liên quan; nhờ đó có thể tiết kiệm thời gian nghiên cứu, xử lý, ra quyết định đối với các vụ án.
Việc xây dựng trợ lý ảo là cách số hóa nguồn tài nguyên tri thức từ kinh nghiệm xử án các thẩm phán, cán bộ tòa án. Những tri thức đó cần được truyền lại bằng hệ thống CNTT để có thể lan tỏa làm cơ sở áp dụng đồng bộ trong toàn bộ hệ thống tòa án cũng như các thế hệ sau có thể kế thừa, tham khảo.
Hơn 100 thẩm phán, chuyên gia đã được huy động tham gia dự án phát triển trợ lý ảo. Họ cũng là những người thẩm định, xem xét nội dung nào được số hóa, nạp vào phần mềm. Các thẩm phán cả nước có thể phản hồi, chấm điểm, đưa ra các tình huống cho trợ lý ảo để dự án ngày càng hoàn thiện và thông minh hơn.
Việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống trợ lý ảo được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2021 - Trợ lý ảo được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc thù của toà án, hoàn thiện phần cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng đến các bộ luật để xây dựng, hình thành kênh tri thức, đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin như chỉ dẫn pháp luật, tra cứu văn bản pháp luật, hỏi đáp về án lệ…
Giai đoạn 2 thực hiện trong năm 2022 - Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung tri thức, huấn luyện trợ lý ảo, đưa ra cả hướng dẫn pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, hỗ trợ thẩm phán lập kế hoạch xét xử vụ án và xây dựng sơ đồ tư duy để giải quyết từng loại vụ án, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp, tiếp nhận, phân loại, xử lý hồ sơ trực tuyến…
Giai đoạn 3 thực hiện từ năm 2023 đến 2030, trợ lý ảo sẽ được phát triển tính năng tự động phân tích, giám định thư pháp dựa vào thông tin của vụ án. Theo đó, căn cứ từ giai đoạn tố tụng, hệ thống đưa ra các cảnh báo, nhắc việc, hỗ trợ thẩm phán xây dựng các văn bản tố tụng; tập hợp, quản lý hồ sơ các vụ án điện tử.
Trước đó, từ ngày 8/1, cùng với khởi động triển khai phần mềm trợ lý ảo hỗ trợ cho thẩm phán và nền tảng xét xử trực tuyến để phục vụ hoạt động nghiệp vụ, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa vào vận hành Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân. Đây là một trong những hệ thống trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành Tòa án, hướng đến xây dựng tòa án điện tử.
Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân là bộ não số của tòa án. Nền tảng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có trong toàn bộ ngành tòa án với các phần mềm điều khiển trung tâm, đảm bảo vận hành thông suốt, công khai, minh bạch, dễ dàng theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động của các tòa án nhân dân. Dự án CNTT này giúp theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động của gần 770 tòa án nhân dân trên toàn quốc.
Vân Anh
Theo kế hoạch của Tòa án nhân dân tối cao, 100% các thẩm phán trong hệ thống tòa án sẽ sử dụng phần mềm Trợ lý ảo phục vụ công tác chuyên môn, ngay sau khi được tập huấn hướng dẫn sử dụng.
" alt=""/>Tập huấn sử dụng phần mềm trợ lý ảo cho các thẩm phán trên toàn quốc